Chiến sự Ukraine ngày 782: Ukraine chưa hết đạn, vẫn dội pháo tấn công ở Zaporizhzhia?
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).Đức 'rộng cửa' đón du học sinh với cơ hội nhận lương tối thiểu 80 triệu đồng/tháng
Giống như người Việt Nam, người Thái cũng nổi tiếng đam mê và cuồng nhiệt với bóng đá. Việt Nam và Thái Lan là 2 nền bóng đá có bề dày truyền thống nhất ở khu vực Đông Nam Á nhưng riêng ở đấu trường AFF Cup, Thái Lan đang vượt trội ở thành tích so với phần còn lại. Họ đã lên ngôi 7 lần và đang là đương kim vô địch trong khi đội tuyển Việt Nam mới chỉ 2 lần đứng trên đỉnh AFF Cup và lần gần nhất đã cách đây 6 năm. Trong thời điểm bóng đá Việt Nam vừa trải qua nhiều biến động cùng thành tích đáng quên ở các giải quốc tế gần nhất, chiến thắng tại AFF Cup sẽ mang ý nghĩa rất lớn và là cú hích quan trọng cho chặng hành trình vẫn còn rất mới của HLV Kim Sang-sik cùng bóng đá Việt Nam. Trong đội hình đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup lần này vẫn còn sót lại một số cái tên từ lần gần nhất nâng cúp (năm 2018) như Quang Hải, Tiến Linh, Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, Văn Toàn,... cùng sự góp mặt của những cái tên mới đang mang đến làn gió tích cực cho đội tuyển như Khuất Văn Khang, Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh,... và đặc biệt là tiền đạo Nguyễn Xuân Son - ngôi sao được chú ý nhất ở AFF Cup năm nay.Đội tuyển Việt Nam đã có màn trình diễn không thể thuyết phục hơn trong suốt chặng đường sắp qua của AFF Cup 2024 và một chức vô địch để khép lại hành trình đó là cái kết đẹp nhất. Tuy nhiên, thầy trò HLV Kim Sang-sik còn hơn 90 phút trên sân Rajamangala để hoàn thành giấc mơ đó và áp lực thi đấu trên sân khách với hàng chục ngàn khán giả đội bạn sẽ không dễ dàng. Đội tuyển Thái Lan đã trải qua áp lương tương tự trên sân Việt Trì (Phú Thọ) và bây giờ đến lượt đội tuyển Việt Nam trải nghiệm không khí này trên sân Rajamangala.SVĐ Rajamangala có sức chứa hơn 50.000 chỗ ngồi, trong đó 47.000 vé đã được bán hết cho các CĐV Thái Lan. Số vé còn lại sẽ được phân bổ cho cổ động viên đội khách Việt Nam, với khu vực riêng biệt được sắp xếp dành riêng và còn có một số vé mời dành cho các đối tác của giải đấu AFF Cup, FAT và các đơn vị liên quan khác. Theo thông báo từ FAT, số lượng khán giả tham dự trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 tại sân Rajamangala là con số đông nhất kể từ đầu giải, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho đội tuyển Thái Lan. Đây thậm chí còn là lượng khán giả lớn nhất trong vài năm gần đây tại các trận đấu của "Voi chiến" trên sân nhà này.Trong số các CĐV Việt Nam đến sân Rajamangala vào chiều tối nay, có đoàn hơn 600 người bay từ Việt Nam đến Thái Lan bằng chuyên cơ do bầu Hiển và ngân hàng SHB tổ chức. Dù số lượng CĐV Việt Nam là rất ít so với người Thái nhưng chắc chắn đây vẫn sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn cho HLV Kim Sang-sik và các học trò. Hãy cùng theo dõi và cổ vũ cho các "chiến binh sao vàng" trong trận chiến cuối cùng này và mang cúp vô địch AFF Cup trở về Việt Nam một lần nữa. Trận đấu được phát trực tiếp trên các nền tảng của FPT Play vào lúc 20 giờ tối nay (5.1.2025). Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Yếu tố nào giúp tốt nghiệp khối ngành kỹ thuật có thu nhập cao?
Tối cùng ngày, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 phối hợp các đơn vị chức năng xử lý hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy ô tô tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1).Khoảng 20 giờ 30 ngày 4.1.2025, tài xế điều khiển ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hướng từ vòng xoay Điện Biên Phủ về đường Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đến giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1), ô tô bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Lúc này, tài xế nhanh chóng mở cửa, thoát khỏi ô tô an toàn. Phát hiện vụ việc, người dân xung quanh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên bao trùm cả ô tô.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa.Bước đầu, vụ cháy không gây thương vong về người. Vụ cháy khiến ô tô bị hư hỏng hoàn toàn.Nguyên nhân vụ cháy ô tô đang được tiếp tục làm rõ.
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Bến Tre: Bắt giam nữ bị can giết người tình đồng tính
"Chúng tôi đã kiến nghị truy tố phó tổng thống (Sara Duterte) tội nổi loạn và đe dọa nghiêm trọng", Giám đốc NBI Jaime Santiago nói trong cuộc phỏng vấn ngày 12.2, theo Reuters.Ông Santiago cho biết kiến nghị truy tố đã được gửi lên Bộ Tư pháp Philippines và cơ quan này sẽ quyết định có truy tố bà Duterte hay không. Trong một bình luận ngắn sau đó, bà Duterte cho biết đã dự đoán được động thái của NBI.Phó tổng thống Philippines bị đề nghị truy tố liên quan phát ngôn hồi tháng 11.2024. Khi đó, bà Duterte cho biết đã thuê một sát thủ để ám sát Tổng thống Marcos Jr., đệ nhất phu nhân Liza Araneta-Marcos và Chủ tịch Hạ viện Martin Romualdez nếu bà bị sát hại. Ông Romualdez là em họ của Tổng thống Marcos.Phó tổng thống Duterte phủ nhận đã đe dọa những nhân vật nói trên và tuần trước tuyên bố chưa từng đưa ra lời đe dọa như vậy.Bà Duterte và ông Marcos tranh cử cùng nhau vào năm 2022. Tuy nhiên, mối quan hệ hai bên trở nên căng thẳng sau đó. Bà Duterte, là luật sư và là con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte cáo buộc các đối thủ chính trị đang có hành động nhằm ngăn bà tranh cử tổng thống khi nhiệm kỳ của ông Marcos kết thúc vào năm 2028, theo AP. Nhiệm kỳ tổng thống Philippines dài 6 năm và mỗi người chỉ được làm duy nhất một nhiệm kỳ.Tuần trước, Hạ viện Philippines đã luận tội bà Sara Duterte vì sự đe dọa nêu trên và cáo buộc tham nhũng, sử dụng sai mục đích quỹ công. Thượng viện dự kiến xử lý vụ luận tội này vào tháng 6.